Địa lý Đà_Nẵng

Vị trí

Huyện đảo Hoàng Sa.

Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông.

Cầu vượt 3 tầng Ngã ba Huế

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 766 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 961 km về phía Nam và cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là Thành phố Huế 101 km về hướng Tây Bắc theo đường Quốc lộ 1A.[20] Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội AnThánh địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái LanMyanma.[21] Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Manila (Philippines) đều nằm trong khoảng 1.000–2.000 km.[22]Bốn điểm cực trên đất liền của thành phố Đà Nẵng là:

Ngoài phần đất liền, vùng biển của thành phố gồm quần đảo Hoàng Sa (khu vực đang tranh chấp với Trung QuốcĐài Loan) nằm ở 15°45’ đến 17°15’ vĩ độ Bắc, 111° đến 113° kinh độ Đông, ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi; cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km². Tổng diện tích phần nổi của quần đảo khoảng 10 km², trong đó đảo Phú Lâm chiếm diện tích lớn nhất (nguồn Việt Nam: khoảng 1,5 km², nguồn Trung Quốc: 2,1 km²[23]).

Tập tin:Nhà Trưng bày Hoàng Sa (huyện).jpegNhà Trưng bày Hoàng Sa

Hoàng Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ DươngĐại Tây Dương. Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản, hải sản, có thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc biển Đông.[24]Bốn điểm cực của Quần đảo Hoàng Sa là:

Địa chất, địa hình

Thành phố Đà Nẵng có địa hình, thiên nhiên đa dạng, có biển, bán đảo, vùng vịnh, đồi núi, sông, suối, đồng bằng phân bố trong lòng thành phố đóng góp vào phát triển kinh tế, du lịch.

Đồi núi, đồng bằng

Cảnh quan vùng núi Bà Nà.

Về mặt địa chất, Đà Nẵng nằm ở rìa của miền uốn nếp Paleozoi được biết đến với tên gọi Đới tạo núi Trường Sơn - nơi mà những biến dạng chính đã xảy ra trong kỷ Than đá sớm.[25] Cấu trúc địa chất khu vực Đà Nẵng gồm có năm đơn vị địa tầng chủ yếu, lần lượt từ dưới lên là: hệ tầng A Vương, hệ tầng Long Đại, hệ tầng Tân Lâm, hệ tầng Ngũ Hành Sơn và trầm tích Đệ Tứ. Trong đó các hệ tầng A Vương, Long Đại, Tân Lâm có thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến và cát kết. Hệ tầng Ngũ Hành Sơn chủ yếu là đá vôi hoa hóa màu xám trắng. Trầm tích Đệ Tứ bao gồm các thành tạo sông, sông - biển, biển, biển - đầm lầy có tuổi từ Pleistocen sớm đến Holocen muộn, chủ yếu là cát, cuội, sỏi, cát pha, sét pha,... Vỏ Trái Đất tại lãnh thổ thành phố Đà Nẵng bị nhiều hệ thống đứt gãy theo phương gần á vĩ tuyến và phương kinh tuyến chia cắt, làm giảm tính liên tục của đá, giảm độ bền của chúng, nhất là tạo nên các đới nứt nẻ tăng cao độ chứa nước. Đây là hiểm họa trong khi xây dựng các công trình.[26]

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>40o), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.[27] Ở khu vực cửa sông Hànsông Cu Đê địa hình đáy biển bị phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lòng sông). Khu vực cửa vịnh ra ngoài khơi địa hình nhìn chung là nghiêng thoải về phía đông bắc. Khoảng cách các đường đẳng sâu khá đều đặn.[28]

Hải đảo

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai cụm đảo chính là Cụm đảo Lưỡi Liềm ở phía tây và Cụm đảo An Vĩnh ở phía đông. Cụm đảo Lưỡi Liềm nằm về phía tây, có hình cánh cung hay lưỡi liềm, bao gồm các đảo là Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn cùng các mỏm đá, bãi ngầm. Cụm đảo An Vĩnh nằm về phía đông bao gồm các đảo tương đối lớn của Quần đảo Hoàng Sa và cũng là các đảo san hô lớn nhất của biển Đông như đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Namcồn cát Tây.[29] Nhiều thực thể trong quần đảo biểu hiện dạng vành khuyên cổ của các rạn san hô vòng Thái Bình Dương, vốn dĩ là kết quả phát triển của san hô cộng với sự lún chìm của vỏ Trái Đất. Hình thái địa hình các đảo tương đối đơn giản nhưng mang đậm bản sắc của địa hình ám tiêu san hô vùng nhiệt đới có cấu tạo ba phần khác nhau đó là phần đảo nổi, hành lang bãi triều (thềm san hô) bao quanh đảo và sườn bờ ngầm dốc đứng. Đa số các đảo nổi có độ cao dưới 10 m.[30]

Khí hậu

ThángTháng GiêngTháng HaiTháng BaTháng TưTháng NămTháng SáuTháng BảyTháng TámTháng ChínTháng MườiTháng Mười MộtTháng Mười Hai
MùaKhô & lạnh Khô mátKhô ấmKhô & nóng Mưa bão, lũ lụt & ấmMưa bão, mát trờiMưa, mát trời
Đà Nẵng
Biểu đồ khí hậu (giải thích)
123456789101112
 
 
90
 
 
24
17
 
 
40
 
 
26
19
 
 
28
 
 
27
21
 
 
48
 
 
30
22
 
 
71
 
 
32
23
 
 
88
 
 
33
23
 
 
88
 
 
33
24
 
 
136
 
 
33
23
 
 
388
 
 
31
21
 
 
621
 
 
28
21
 
 
436
 
 
27
20
 
 
200
 
 
25
18
Trung bình tối đa và tối thiểu. Nhiệt độ tính theo °C
Tổng lượng giáng thủy tính theo mm
Đổi ra hệ đo lường Anh
123456789101112
 
 
3.5
 
 
75
63
 
 
1.6
 
 
79
66
 
 
1.1
 
 
81
70
 
 
1.9
 
 
86
72
 
 
2.8
 
 
90
73
 
 
3.5
 
 
91
73
 
 
3.5
 
 
91
75
 
 
5.4
 
 
91
73
 
 
15
 
 
88
70
 
 
24
 
 
82
70
 
 
17
 
 
81
68
 
 
7.9
 
 
77
64
Trung bình tối đa và tối thiểu. Nhiệt độ tính theo °F
Tổng lượng giáng thủy tính theo inch

Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan ở miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,8 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.153 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 9, 10, 11, trung bình 465 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4, trung bình 27 mm/tháng.[31] Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.182 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, 7, trung bình 246 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, 1, trung bình 121 giờ/tháng. Mỗi năm Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Năm 2006, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của bão Xangsane - cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Đà Nẵng trong 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề cho thành phố.[31]

Thời gian nắng ở quần đảo Hoàng Sa dao động trong khoảng từ 2.300 đến 2.500 giờ/năm.[31][32] Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình ở vùng biển quần đảo là 22-24 °C trong tháng 1, tăng dần và đạt cực đại trung bình 28.5-29 °C trong tháng 6 và tháng 7. Chế độ gió vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp và thể hiện ảnh hưởng của địa hình lục địa Việt NamTrung Quốc. Gió tây nam chiếm ưu thế vào mùa hè; gió đông bắc chiếm ưu thế trong mùa đông. Lượng mưa trung bình năm ở Hoàng Sa là khoảng 1.300-1.700 mm. Độ ẩm tương đối trung bình 80-85% và hầu như không biến động nhiều theo mùa.

Dữ liệu khí hậu của Đà Nẵng
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)32.836.837.241.139.440.038.339.037.836.135.032.841,1
Trung bình cao °C (°F)25.126.128.531.033.134.234.433.931.629.327.124.929,9
Trung bình ngày, °C (°F)21.822.524.426.228.329.029.128.827.425.924.122.425,8
Trung bình thấp, °C (°F)19.120.021.523.524.925.625.425.424.323.321.819.722,9
Thấp kỉ lục, °C (°F)8.97.811.17.818.920.017.821.420.912.27.211.17,2
Giáng thủy mm (inch)85
(3.35)
25
(0.98)
20
(0.79)
35
(1.38)
84
(3.31)
90
(3.54)
87
(3.43)
117
(4.61)
312
(12.28)
650
(25.59)
432
(17.01)
216
(8.5)
2.153
(84,76)
độ ẩm84.283.983.582.679.576.575.377.281.984.584.885.581,6
Số ngày giáng thủy TB11.66.34.15.49.88.79.211.014.420.120.518.3139,4
Số giờ nắng trung bình hàng tháng1391451882092462392532181761451201032.182
Nguồn #1: Vietnam Institute for Building Science and Technology[33]
Nguồn #2: Deutscher Wetterdienst[34]

Thủy văn

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía tây, tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Có hai sông chính là sông Hàn với chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180 km² và sông Cu Đê với chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426 km². Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông khác: sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc... Các sông đều có hai mùa: mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12.[35] Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản.[36]

Nước ngầm của vùng Đà Nẵng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác là nguồn nước ngầm tệp đá vôi Hòa HảiHòa Quý ở chiều sâu tầng chứa nước 50–60 m; khu Khánh Hòa có nguồn nước ở độ sâu 30–90 m; các khu khác đang được thăm dò. Đầu năm 2013, do các công trình thủy điện đầu nguồn tích nước không xả nước về vùng đồng bằng, vùng xuôi khiến cho người dân Đà Nẵng phải đối mặt với việc thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng.[37] Bên cạnh đó thành phố cũng phải đối phó với tình trạng nguồn nước bị nhiễm mặn hàng năm.[38]

Vùng biển Đà Nẵng có chế độ thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần nước lên và hai lần nước xuống, độ lớn triều tại Đà Nẵng khoảng trên dưới 1 m. Dòng chảy ở vùng biển gần bờ có hướng chủ đạo là hướng đông nam với tốc độ trung bình khoảng 20–25 cm/s. Khu vực gần bờ có tốc độ lớn hơn so với khu vực ngoài khơi một chút.[28]

Môi trường

Quá trình mở rộng không gian đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên đất và sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, du lịch của địa phương đã gây nên những tác động đến môi trường không khí, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của thành phố. Năm 2010, tổng lượng nước thải công nghiệp khoảng 6.835 m³/ngày. Các dự án lấn biển như Khu Đô thị Đa Phước, Khu Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang, Khu Dịch vụ Hậu cần Cảng Đà Nẵng... có nguy cơ tác động đến môi trường, hệ sinh thái vùng bờ Đà Nẵng. Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy diện tích san hô khu vực ven biển Đà Nẵng không có khả năng phục hồi là 81%.[39] Năm 2012, Khu Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang là điểm nóng nhất về ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.[40] Chất lượng nước ở các con sông cũng có vấn đề, đặc biệt là vùng hạ lưu, các sông đều bị ô nhiễm bởi một lượng khá lớn coliform, BOD5, COD và các chất khác. Trong nội ô thành phố Đà Nẵng, lượng bụi, lưu huỳnh điôxit, tiếng ồn, hóa chất độc hại đều vượt tiêu chuẩn cho phép.[41]

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường, vào tháng 10 năm 2008, thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt đề án "Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường". Đề án được xây dựng trên tiêu chí đến năm 2020, các yêu cầu về chất lượng môi trường đất, chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường không khí trên toàn thành phố được đảm bảo, tạo sự an toàn về sức khỏe và môi trường cho người dân, các nhà đầu tư, cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Đà Nẵng.[42]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đà_Nẵng http://14.176.231.50/lib/index.php/ph%C3%A1t-tri%E... http://www.hnszw.org.cn/data/news/2009/06/43638/ http://www.antaranews.com/berita/331364/marzuki-hu... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/149343 http://www.danangportvn.com/Default.aspx?PageId=25... http://www.danangportvn.com/Default.aspx?PageId=64 http://danangtheatre.com/Default.aspx?FunctionID=2... http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/su-kien-han... http://www.erct.com/4-ChiaSe/SuuTam/Dia_danh_Da_Na... http://books.google.com/books?id=0FKCuR0i0SMC&lpg=...